Để được làm việc tại Đức sau khi tốt nghiệp, sinh viên cần phải nộp hồ sơ trước khi “residence permit”- Giấy phép cư trú khi đi học tại Đức hết hạn. Điều này có nghĩa là ứng viên thông thường phải gia hạn giấy phép cư trú vào năm cuối cùng khi học tại Đức. Chỉ khi có giấy phép cư trú, sinh viên có thể tiếp cận nhiều cơ hội việc làm hơn.
Để nhận được giấy cư trú sau khi học tại Đức sinh viên cần phải làm 2 bước. Bước đầu tiên quan đến việc xin giấy phép cư trú tạm thời cho thời gian tìm việc sau khi tốt nghiệp tại Đức. Bước thứ hai là xin giấy phép cư trú Đức hoặc EU Blue Card- được cấp sau khi sinh viên có được việc làm tại Đức.
Bước 1: Xin giấy phép cư trú tạm thời
Đức cấp giấy phép cư trú sau khi tốt nghiệp cho sinh viên quốc tế để cho phép họ tìm kiếm công việc và phát triển sự nghiệp tại Đức. Giấy phép này sẽ được cấp cho toàn bộ sinh viên theo học tại các trường đai học tại Đức và có giá trị trong vòng 18 tháng. Trong thời gian này, ứng viên có thể làm bất kỳ công việc gì để chi trả cho cuộc sống sau tốt nghiệp của họ tại Đức trong khi họ tìm kiếm công việc phù hợp với bằng cấp chuyên môn của mình.
Bước 2: Xin giấy phép cư trú
Bước 2 này dành cho các bạn đã tìm được công việc. Sau khi có việc làmsinh viên có thể nộp đơn đăng ký 1 trong hai loại thẻ sau: 

1. German residence permit ( Giấy phép cư trú )

Để đăng ký Giấy phép cư trú để làm việc sau khi học tại Đức, ứng viên phải nộp các giấy tờ sau :

  • Hộ chiếu còn hạn
  • Bằng đại học
  • Bảo hiểm y tế
  • Bằng chứng thể hiện ứng viên có thể chi trả cho cuộc sống bên Đức

Sinh viên học tại Đức nhưng đã về nước sau khi tốt nghiệp thì sẽ không được đăng ký giấy phép cư trú tạm thời ở bước 1. Thay vào đó, ứng viên có thể đăng ký visa 6 tháng để tìm việc tại Đức. Điều kiện là sinh viên phải có một bằng của Đức và có đủ khả năng chi trả cho cuộc sống của họ tại Đức.
Một điểm trừ của việc đăng ký visa thông qua bước 1 là ngay khi ứng viên có việc làm, phải đổi ngay sang giấy phép cư trú của bước 2 vì giấy phép cư trú tạm thời ở bước 1 chỉ giúp sinh viên tìm việc chứ không phải giấy phép làm việc “work permit”.
Sau 5 năm có Giấy phép cư trú, sinh viên có thể đăng ký PR.
2. EU Blue Card ( thẻ xanh EU)
EU Blue card được cấp cho sinh viên và người đi làm đến từ ngoài châu Âu. Đặc điểm của thẻ này là:

  • Đảm bảo điều kiện làm việc và lương bình đẳng cho ứng viên
  • Đảm bảo việc tư do đi lại trong EU
  • Ứng viên được hưởng quyền lợi xã hội ( bao gồm trợ cấp thất nghiệp)
  • Hỗ trợ trường hợp đoàn tụ gia đình
  • Hỗ trợ xin PR sau này

Yêu cầu của EU Bluecard
Ứng viên phải đáp ứng được những điều kiện sau mới đủ tiêu chuẩn để đăng ký EU Bluecard cho công việc sau khi học tại Đức:

  • Ứng viên phải là công dân ngoài Châu Âu
  • Ứng viên phải có trình độ và kỹ năng giáo dục cao
  • Ứng viên phải có hợp đồng làm việc hoặc lời mời làm việc có tính ràng buộc và trả mức lương gộp tối thiểu hàng năm là €50.800 (4.134 Euros / tháng). Trường hợp ngoại lệ dành cho các nhà khoa học, nhà toán học và kỹ sư, bác sĩ và chuyên gia CNTT, với mức trần giảm xuống còn €39.624 (3302 / tháng).
  • Ứng viên phải có bằng đại học của bất kì trường Đại học nào tại Đức

EU Blue card ban đầu có giá trị trong 4 năm. Nếu hợp đồng lao động có thời hạn ít hơn 4 năm, thẻ EU Blue card chỉ có giá trị bằng thời hạn hợp đồng cộng thêm 3 tháng.
Người nước ngoài sở hữu EU Blue card có thể nộp hồ sơ PR sau 33 tháng. Nếu ứng viên biết B1 tiếng Đức thì có thể nộp đơn sớm hơn sau 21 tháng.