Trong bối cảnh kinh tế đang được khôi phục hậu Covid-19, 2 chương trình thị thực là Start-up visa và Innovator visa hiện đang thu hút sự chú ý đầu tư của các nhà khởi nghiệp nước ngoài đang sinh sống trong và ngoài UK. Đây là chương trình mở rộng doanh nghiệp và khởi nghiệp lần đầu tiên tại Anh Quốc và cũng là cơ hội việc làm và định cư tuyệt vời cho các bạn SV Tốt nghiệp tại UK.

Vậy hai khái niệm về Start-up visaInnovator visa khác nhau như thế nào? Xin mời Quý vị cùng Sao Việt tìm hiểu thêm thông tin chi tiết nhé.

1. Định nghĩa 

A. Start up visa 

Start-up visa dành cho những nhà đầu tư có nhu cầu kinh doanh tại UK và không cần phải có khoản vốn đầu tư lớn và không cần phải có doanh nghiệp đã thành lập trước đó tại UK. Đây cũng là loại visa đã thay thế ‘Graduate Entrepreneur’, loại thị thực đã bị xóa bỏ từ ngày 6 tháng 7 năm 2019.

B. Innovator visa

Innovator visa thu hút các nhà khởi nghiệp ngoài UK với vốn đầu tư £50,000, thực hiện ý tưởng kinh doanh tại UK và định cư lâu dài tại đây.

Điều cần lưu ý ở đây là Start-up visa chỉ có thời hạn 2 năm và không thể gia hạn và có thể chuyển sang loại visa khác. Innovator visa có thời hạn 3 năm và không giới hạn về số lần gia hạn và cũng có thể chuyển sang một loại visa khác. Start-up visa nhắm đến du học sinh có mong muốn khởi nghiệp tại UK vì Bộ Nội Vụ không yêu cầu vốn đầu tư lớn. Bên cạnh đó các sinh viên có thể đề cập kế hoạch kinh doanh với trường đại học các bạn đã từng và đang theo học, cũng như các công ty và tổ chức tại UK xin xác nhận để kiểm chứng ý tưởng kinh doanh và cũng để xin giấy tờ xác nhận cho việc nộp hồ sơ xin visa. Đối với Innovator visa, chính phủ Anh nhắm đến các nhà khởi nghiệp có nguồn vốn mà mô hình kinh doanh ‘lớn’ với nguồn vốn ban đầu xuất phát điểm với £50,000.

Cả 2 loại thị thực trên đều yêu cầu ứng viên phải có một kế hoạch kinh doanh và đầu tư hiệu quả, khác biệt với các con số tài chính thực tế chứng kinh khả năng thu hồi vốn và tạo ra lợi nhuận mạnh mẽ để kinh doanh tại UK. Khả năng trình bày các loại giấy tờ hợp lệ và logic cũng là một điểm cộng để Bộ Nội Vụ xét hồ sơ và đưa ra quyết định hợp lý.

 

 

2. Sự khác biệt cơ bản và lợi ích của Start - up visa và Innovator visa

A. Start - up visa

Start-up visa nhắm đến các doanh nhân khởi nghiệp lần đầu tiên tại Anh Quốc, thường là sinh viên có dự định khởi nghiệp tại UK, họ có thể bắt đầu thiết lập việc kinh doanh nhưng vì giới hạn của loại visa này chỉ có thời hạn 2 năm và không được xin gia hạn, thế nên họ sẽ không thể vừa thiết lập và thực hiện trong thời gian ngắn đó, thay vào đó, ở cuối năm thứ 2 thì họ có thể xin chuyển qua loại visa khác như là Innovator visa để có thể gia hạn thêm thời gian cư trú lại Anh Quốc và phát triển doanh nghiệp đó. Khi ứng viên đạt được visa này thì có thể đưa vợ/chồng, con cái (dưới 18 tuổi) sang Anh cùng. Điểm nổi bật của loại Start-up visa này là không cần phải có nguồn vốn đầu tư, ứng viên chỉ cần chứng minh tài chính đủ để cư trú tại Anh, và quan trọng hơn hết ứng viên phải có ý tưởng khả thi, dựa vào đó lập nên kế hoạch kinh doanh. Các ý tưởng kinh doanh này sẽ được đánh giá bởi một cơ quan có thẩm quyền ở Anh và sẽ được thông qua bởi Bộ Nội Vụ. Chung quy lại, có được Giấy xác nhận từ một tổ chức đã kiểm chứng ý tưởng kinh doanh thì bạn sẽ nộp được loại visa này.

Trong danh sách Start-up endorsing bodies (Các cơ quan có đủ thẩm quyền để cấp giấy xác nhận chứng minh các ý tưởng kinh doanh đạt chất lượng cho chương trình Start - up) hơn 90% các trường đại học ở UK đều là endorsing bodies, điều này chứng tỏ rằng các bạn sinh viên tại Anh đang có các cơ hội rất lớn để có thể xin endorsement và hỗ trợ từ trường đại học mà các bạn đã từng/ đang theo học.

Bên cạnh đó, vì đây là một loại visa mới, nên quy trình phỏng vấn, lập kế hoạch, và chuẩn bị hồ sơ cần rất nhiều thời gian và nên hạn chế sai sót để tránh phải lặp lại quy trình chuẩn bị.

B. Innovator visa

Innovator visa dành cho các ứng viên là doanh nhân giàu kinh nghiệm và có khả năng để thành lập doanh nghiệp ở UK. Ứng viên phải có ít nhất £50,000 vốn đầu tư và nguồn vốn này có thể đến từ bất kỳ nguồn nào, trừ khi ứng viên đã thành lập doanh nghiệp trước đó (bằng hình thức start-up visa nêu trên) và phải cùng một doanh nghiệp, nếu ứng viên chuyển từ start-up visa sang Innovator nhưng lại thành lập một doanh nghiệp khác so với trước đó thì vẫn sẽ phải có vốn £50,000 bảng.

Ứng viên có thể thành lập theo nhóm đầu tư với nhiều người khác, nhưng khoảng vốn sẽ phải với từng ứng viên trong nhóm đầu tư, ví dụ nếu nhóm có 2 ứng viên thì số vốn phải là £100,000. Ứng viên phải làm việc cho chính doanh nghiệp của họ (ví dụ như giám đốc, có thể tự làm chủ của doanh nghiệp). Tương tự với Start-up Visa, ứng viên phải có ý tưởng, kế hoạch kinh doanh, được đánh giá và thông qua bởi các chuyên viên về kinh doanh, đầu tư và tài chính của Bộ Nội Vụ. Thông thường, Bộ Nội Vụ sẽ phỏng vấn ứng viên về ý tưởng cũng như các kế hoạch liên quan đến mô hình kinh doanh, có thể kể đến kế hoạch tài chính. Sau 3 năm ứng viên có thể nộp hồ sơ xin thường trú tại UK, họ có thể đưa người thân (vợ/chồng, con cái dưới 18 tuổi) sang cùng.

Ứng viên cần có ít nhất £945 trong tài khoản tiết kiệm trong 90 ngày liên tiếp trước khi nộp đơn, đối với người phụ thuộc đi cùng thì cần có ít nhất £630 mỗi người. Ứng viên cũng cần phải đáp ứng yêu tiếng Anh với trình độ CEFR cấp B2, hoặc ứng viên có bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tại Anh Quốc, ứng viên không đến từ các nước trong Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) và Thụy Sĩ. Các ý tưởng, kế hoạch kinh doanh thì phải theo các tiêu chí: sáng tạo, khả thi và có khả năng mở rộng.


Sao Việt luôn đồng hành và hỗ trợ cùng các bạn Sinh viên và biến ước mơ định cư tại UK của bạn thành hiện thực.